
Internet thật tuyệt vời, đã tặng cho chúng ta lượng thông tin không giới hạn về thế giới ở bên ngoài kia. Nhưng mặt tối của nó là con người cực kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch và những kiểu hành vi phi logic.
Điều này một phần là do hệ thống miễn dịch tinh thần suy yếu và thiếu kiến thức về kỹ năng tư duy phản biện.
Vâng! Con người không chỉ có hệ thống miễn dịch thể chất mà còn có hệ thống miễn dịch tinh thần nữa. Đó là một hệ thống thực tế để phát hiện những ý tưởng tồi. Nếu không có nó, chúng ta có thể làm theo mọi ý tưởng nào mà mình từng nghe! Trời ơi, thật đáng sợ! Nếu mình làm theo mọi ý tưởng mà chúng ta từng có, ai biết được chúng ta sẽ đi đến đâu rồi chứ.
Ví dụ: Hẳn bạn còn nhớ NPT? (mã thông báo không thể thay thế) NFT trị giá hơn 100 triệu đô la đã được báo cáo công khai là bị đánh cắp thông qua các vụ lừa đảo trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, trung bình thu về cho thủ phạm 300.000 đô la cho mỗi vụ lừa đảo.
Khi không có radar phát hiện những ý tưởng tồi, cả thế giới sẽ rơi vào tay những trò lừa đảo giống như trường hợp của hoàng tử Nigeria trong email của bạn. “Tôi có một triệu đô la. Hãy gửi cho tôi 1000 đô la và tôi sẽ gửi cho bạn.” Có vẻ hợp lý về mặt toán học, hãy để tôi lấy ví của mình.
Giờ mình đang nhận ra rằng hệ thống miễn dịch tinh thần của chúng ta có thể bị tổn hại từ internet. Một ví dụ đáng xấu hổ (nhưng buồn cười) ở phương Tây, trước khi hẹn hò trực tuyến tiếp quản, có phương pháp tìm bạn đời phổ biến là đến quán bar. Đây là một ý tưởng khủng khiếp, tin tôi đi! Một ý tưởng trái ngược với logic vì một số hành động ngăn hệ thống miễn dịch tinh thần khi chọn người bạn đời tốt nhất cho mình trong lúc uống rượu, ánh sáng yếu và một cảm giác hạnh phúc đến từ âm nhạc cũng như khiêu vũ đã che giấu tính cách thực sự của con người. Đây là cách bạn chọn một người làm bạn đời của mình đến hết cuộc đời? Nhiều sai lầm đã được thực hiện trong những môi trường này. “Whoaw baby! Cô ấy là một nữ thần!” Anh ta nói trong khi lưỡi líu lại và nhìn đôi vòng 1 chứ không phải đôi cửa sổ tâm hồn.
Một ví dụ hiện đại hơn là rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam bắt đầu nhẩm lại ý tưởng có nhiều hơn chỉ hai giới tính.
“Một số người không muốn chia sẻ giới tính của họ với ba mẹ”. Tôi rất sốc khi nghe một số bạn trẻ nói vậy. Ý tưởng này, bất chấp sự thật rõ ràng và không thể chối cãi rằng có những người có cơ quan sinh sản và những người không có những cơ quan này. Những người không có cơ quan sinh sản không bao giờ có thể nói “Hôm nay tôi cảm thấy mình là phụ nữ” rồi sinh con.
Điều khó hiểu là họ có thể có vô số loại tính cách, nhưng chỉ có hai giới tính và hai ý tưởng đó thường bị nhầm lẫn. Thật không may, Việt Nam chỉ đang trải qua giai đoạn đầu của cơn ác mộng phản logic, thực tại xen kẽ này đã gây bão ở phương Tây.
Trước đây, những loại ý tưởng này khá logic vì sự thật dựa trên ‘nguyên tắc đầu tiên’, đó là thông tin mà chúng ta lần đầu tiên có thể nhìn thấy bằng chính mắt mình và có thể biết là đúng, là sự thật. Nhưng ngày nay, hệ thống miễn dịch tinh thần suy yếu đang tạo ra nhiều ý tưởng rất sáng tạo nhưng sai lầm về thực tế của thế giới. Do internet và tình trạng quá tải thông tin từ các nguồn vô hình, nên có một cơn dịch phản logic và sản phẩm phụ của nó là một lượng lớn người tập trung vào cảm xúc trước sự thật. Do đó, những sự thật không phù hợp với thế giới quan của một người sẽ được kích hoạt và khi hệ thống miễn dịch tinh thần được kích hoạt một cách dữ dội, nó sẽ trở nên yếu hơn và dễ mắc lỗi logic trong tương lai.
Thủ phạm tạo ra tất cả sự nhầm lẫn này và cảm xúc hành động chống lại sự thật, được gọi là cognitive dissonance – sự bất nhất trong nhận thức.
Nếu bạn có đủ dũng cảm hỏi ai đó sao họ hút thuốc trong khi hút thuốc có hại cho sức khỏe và xem phản ứng của họ, có thể đó sẽ không phải là một phản ứng tốt vì họ đang bối rối trước hai ý tưởng; họ muốn sống lâu, họ cũng muốn được phê việc hút thuốc lá.
Hai ý tưởng xung đột và gây căng thẳng về mặt cảm xúc. Nói chung, một người hút thuốc có thể phớt lờ vấn đề hoặc biện minh cho nó trong đầu để họ có thể sống thoải mái với cả hai ý tưởng. “Có rất nhiều thứ nguy hiểm, không chỉ thuốc lá. Bạn cũng có thể chết vì ăn quá nhanh chứ bộ”.
Các trường hợp bất đồng nhận thức phổ biến nhất là khi ai đó muốn làm điều tốt từ trái tim nhưng thực tế lại đang thực hiện một ý tưởng tồi. Trong trường hợp vấn đề giới tính, người đó mâu thuẫn với quan điểm phải tử tế, nhân ái với người khác và để họ “cảm nhận” họ muốn hạnh phúc như thế nào, đồng thời phớt lờ những sự thật sinh học vì chúng bất tiện.
Không nhất quán trong nhận thức là một trạng thái tinh thần căng thẳng. Leon Festinger vào năm 1957 đã xuất bản một bài báo và định nghĩa nó là trạng thái khó chịu mà một người trải qua do có hai niềm tin khác nhau cùng một lúc.
Đó là lý do tại sao nhiều khi ta nói ra một sự thật rõ ràng với ai đó, rõ ràng từ bên ngoài, khiến tâm trí họ nổi cáu. Điều này là do họ nắm giữ hai sự thật trái ngược nhau.
Có một cảm giác tồi tệ khi ai đó đề cập rằng ngoài đời họ trông khác với ảnh đại diện của họ.
Hoặc khi bạn gõ tiếng Anh trên mạng rồi khi gặp mặt trực tiếp, phát âm của bạn bị lệch và gần như không thể hiểu được. Trong quá khứ dạy tiếng Anh, tôi đã gặp một số sinh viên mới và nói thẳng với họ rằng khả năng tiếng Anh của họ không tốt. Điều này khiến họ đau lòng và rơi vào tình trạng không nhất quán về nhận thức. Ở đây chúng tôi có một ý tưởng, được hỗ trợ bởi cái tôi của họ;
‘Tôi có thể nói tiếng Anh tốt, tôi đã học nhiều năm’.
Ngược lại, họ nghe thấy có người nói với họ rằng họ nói không tốt sau khi học tiếng Anh không đúng cách hoặc trong môi trường kém chất lượng trong nhiều năm. Tại thời điểm này, sự bất hòa về nhận thức gây ra sự xáo trộn về mặt cảm xúc: bao nhiêu năm học tập đều không hiệu quả và tôi đã lãng phí tiền bạc và thời gian? Hay người này đang nói dối để làm tổn thương tôi!?
Tùy thuộc vào sức mạnh của hệ thống miễn dịch tinh thần của người đó, phản ứng có thể là cố gắng học lại tiếng Anh theo cách tốt hơn hoặc đả kích ‘người mang tin xấu’ để giải quyết mối đe dọa trước mắt của sự thật đau đớn.
Đặc biệt ở Việt Nam điều này được minh chứng trong một vụ tai nạn giao thông: không ai nhận trách nhiệm và thậm chí có thể tức giận khi bị buộc tội. “Sao ông này dám buộc tội ta!”
Luyện tập hệ thống miễn dịch tinh thần của bạn!
Leon Festinger từng nói rằng ‘giảm thiểu sự khó chịu trong tâm trí có thể giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn nhiều’. Vấn đề nằm ở việc giảm thiểu vì nó đòi hỏi sự ‘trung thực một cách tàn bạo’ với chính mình. Thành thật một cách tàn nhẫn với chính mình buộc bạn phải thay đổi, và ít nhất là ngừng sống ‘ảo tưởng sức mạnh’.
Mình phải chấp nhân rằng sự khó chịu là không thể tránh khỏi và cần thiết để thay đổi.
Các bài tập chánh niệm cũng hay lắm, lắng nghe những gì tâm trí bạn nói và cảm giác khó chịu đến từ đâu, là một cách tốt để tìm ra nơi cần giải quyết sự khó chịu.
Chúng ta cũng nên lưu ý; hầu hết mọi người trên thế giới đều không biết rằng mình đang trở nên phi logic và gặp phải những khó khăn, xung đột từ góc độ tình cảm, đặc biệt là thời hậu internet. Tôi thấy việc nói với mọi người rằng họ đang mắc phải một sai lầm logic chỉ khiến họ bối rối và sau đó khiến họ tức giận. Cần có lòng thương xót, nhưng nói dối chỉ làm trì hoãn sự thật mà sau này càng khó khăn hơn.
Hãy là một nhà tư tưởng phê phán và không phải là một con vẹt. Một câu nói của Christopher Hitchens “Đừng coi trọng sự an toàn bằng sự đồng thuận sai lầm”.
Và cuối cùng, hãy mỉm cười bên ngoài và bên trong. Tôi biết, nghe có vẻ kỳ lạ. Nhưng các nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng là cười. Đó là khoảng thời gian khó hiểu và nó sẽ chỉ trở nên kỳ lạ hơn, nhưng nụ cười là trường tồn với thời gian.